Tại sao vết muỗi cắn gây ngứa và cách trị vết ngứa muỗi cắn

Tại sao vết muỗi cắn lại gây ngứa 

Một cơ chế miễn dịch phức tạp đã xảy ra khi muỗi hút máu con người. Muỗi sử dụng chiếc vòi như kim tiêm để đâm sâu dưới da và hút máu của bạn. Chiếc vòi này do 6 cơ quan biến đổi tạo nên, gồm 4 nhánh cứng và 2 nhánh mềm. Chức năng của nhánh cứng là đâm thủng lớp biểu bì để tìm kiếm mạch máu dưới mô da. Còn nhánh mềm có chức năng tiêm nước bọt vào cơ thể và hút máu từ vật chủ. Nước bọt mà chúng sử dụng là một chất chống đông máu tự nhiên để có thể tự do hút máu một cách no nê. Nhưng ngay sau đó hệ thống miễn dịch của con người sẽ nhận ra protein trong nước bọt là một chất ngoại lai và tìm cách tấn công lại kẻ xâm lược này. Để chống lại chúng, hệ miễn dịch của cơ thể giải phóng ra histamine, một hợp chất làm cho các mạch máu của con người phình to, tạo ra cơn đau, vết sưng đỏ, viêm, ngứa xung quanh vết cắn.

Vết cắn muỗi đốt gây ra sự khó chịu cho bạn
Vết cắn muỗi đốt gây ra sự khó chịu cho bạn

Nhưng không phải ai cũng phản ứng lại với vết muỗi cắn. Hệ thống miến dịch của một số người không phản ứng lại sự tấn công này, và thậm chí họ còn không nhận ra là mình đã bị cắn. Nguyên nhân là do cơ thể họ chưa xây dựng một hệ thống phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Một số người lại hình thành phản ứng nghiêm trọng hơn như dị ứng, hay shock phản vệ… Nhưng theo thời gian dần dần con người sẽ không còn nhạy cảm với vết muỗi cắn nữa và những phản ứng nguy hiểm như vậy sẽ hiếm khi xảy ra.

Cách trị vết ngứa do muỗi cắn

Nếu bạn gãi những nốt sưng đỏ, thì bạn sẽ càng cảm thấy ngứa hơn. Bởi khi những vết muỗi đốt bị xước, tình trạng viêm da trở nên ngày càng tệ, gây ra nguy cơ rạn da, nhiễm trùng, dẫn đến ngứa nhiều hơn. Nhưng bạn cũng có thể giảm thiểu tình trạng viêm tấy của các vết muỗi cắn bằng những cách sau:

Làm sạch bằng cồn

Nếu phát hiện ra nốt viêm đỏ ngay sau khi bị muỗi cắn, hãy nhanh chóng lau qua khu vực vết thương bằng cồn. Cồn có tác dụng xoa dịu vết thương, và giảm ngứa hiệu quả. Tránh sử dụng quá nhiều vì nó có thể gây kích ứng da.

Thoa mật ong lên vết cắn

Cách điều trị muỗi đốt bằng mật ong
Cách điều trị muỗi đốt bằng mật ong

Mật ong là một chất sát trùng và kháng khuẩn tự nhiên, có đặc tính chữa lành vết thương, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên trong mật ong có đến 75% là đường, 18% là nước, còn lại là các khoáng chất và vi lượng như vitamin B6, B2 và vitamin C. Tuy nhiên không nên để hở vết thương sau khi bôi, bởi đường mật ong có thể thu hút nhiều muỗi hơn. Vì vậy nên có thể dùng urgo băng vết cắn lại.

Sử dụng túi lọc trà

Hàm lượng chất tanin trong trà xanh và trà đen có thể giúp giảm viêm, giảm sưng rất tốt. Sử dụng túi lọc trà đã qua sử dụng hoặc bã trà đã pha để đắp lên vết thương, sau một lúc bạn sẽ thấy không còn bị ngứa do muỗi cắn nữa.

Cách trị muỗi đốt bằng túi lọc trà
Cách trị muỗi đốt bằng túi lọc trà

Gel Lô hội

Nhờ các axit amin, enzyme, khoáng chất và các vitamin bên trong, gel lô hội được chứng minh là có đặc tính chống viêm để chữa lành vết thương, giảm nhiễm trùng và làm dịu vết ngứa. Trồng một cây lô hội xung quanh nhà, bạn có thể cắt lá và sử dụng trực tiếp khi cần.

Sử dụng nha đam (lô hội) hoặc nha đam thành phẩm dạng gel
Sử dụng nha đam (lô hội) hoặc nha đam thành phẩm dạng gel

Tỏi băm

Nghe có vẻ lạ, nhưng trong tỏi có allicin giúp kháng khuẩn, kháng viêm nên nhiều loại kem dùng để chữa lành vết thương và kháng khuẩn đều được chiết xuất từ tỏi. Nhưng ta không chà xát trực tiếp tỏi lên da, thay vào đó pha loãng tỏi băm với dầu dừa và bôi lên vùng da bị muỗi đốt trong vài phút.

Trị vết muỗi đốt bằng tỏi băm
Trị vết muỗi đốt bằng tỏi băm

Đi khám bác sĩ nếu dị ứng nghiêm trọng

Nếu bạn xảy ra dị ứng hoặc shock phản vệ vì những vết côn trùng cắn, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Shock phản vệ thường xảy ra với các vết côn trùng cắn nhiều hơn là muỗi, và đi kèm với các triệu chứng như phát ban, khó thở, thở khò khè…

Kết luận: Nhưng chủ động phòng chống và tiêu diệt muỗi mới là giải pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình. Đừng quên mắc màn trước khi đi ngủ, loại bỏ những vũng nước đọng gần nhà nhằm khiến chúng không còn điều kiện phát triển và sinh sản. Chúng ta cũng có xua đuổi muỗi bằng những hương thơm đặc biệt do máy phát tinh dầu thơm tỏa ra, hoặc chủ động tiêu diệt chúng bằng đèn bắt muỗi trước khi chúng lây truyền những căn bệnh nguy hiểm đến cho con người.

Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho những chuyến đi chơi, picnic, dã ngoại… Nhưng cũng là thời gian mà thời tiết khí hậu thuận lợi cho muỗi và ấu trùng muỗi sinh sôi. Để có thể chủ động trong việc diệt muỗi, đuổi muỗi thì mỗi gia đình hãy chú ý đến việc dọn dẹp nhà cửa, tránh nước đọng, nước bẩn trong nhà, sử dụng các biện pháp xua muỗi, diệt muỗi như: xịt đuổi muỗi, sử dụng các loại đèn hút muỗi côn trùng chuyên dụng. Mong rằng những chia sẻ trên đây là hữu ích với bạn đọc. Xem thêm bài viết >> Muỗi đốt có bị HIV không?

Bài viết khác

quat-hut-muoi
Thế nào là quạt hút muỗi? Lợi ích khi sử dụng quạt hút muỗi

Quạt hút muỗi là thiết bị gia dụng được nhiều gia đình tin dùng hiện nay, giúp tiêu diệt muỗi và côn trùng hiệu quả. Hãy cùng Vua Bắt Muỗi tìm hiểu loại đèn này có lợi ích gì và an toàn không nhé! Quạt hút muỗi là gì? Quạt hút muỗi là một thiết […]

den-bat-muoi-chim-canh-cut
Đèn bắt muỗi chim cánh cụt có tốt không?

Đèn bắt muỗi chim cánh cụt có tốt không? Bài viết dưới đây của Vua Bắt Muỗi sẽ cung cấp một đánh giá về đèn bắt muỗi chim cánh cụt và giới thiệu một số sản phẩm bắt muỗi phổ biến nhất hiện nay. Hãy tham khảo ngay! Đèn bắt muỗi chim cánh cụt là […]

den-bat-con-trung-treo-tuong
TOP 5 các loại đèn bắt côn trùng treo tường được ưa chuộng hiện nay

Trong bài viết này, Vua Bắt Muỗi sẽ chia sẻ với bạn những loại Đèn bắt côn trùng treo tường phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng tham khảo để giải quyết những băn khoăn của bạn! Đèn bắt côn trùng treo tường là gì? Đèn bắt côn trùng treo tường là một thiết bị […]