Những điều bạn nên biết khi nuôi gia súc gia cầm cho nông nghiệp, nông trại

Theo như trung tâm khí tượng thủy văn trung ương trong thời gian tới tiếp tục còn có cả đợt mưa bão, lũ kéo dài rất dễ gây ra các đợt úng nước, lụt trên diện rộng. Để chủ động bảo vệ, nâng cao sức khỏe, ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, sớm ổn định sản xuất trong mùa mưa bão, cho nên các bạn đang chăn nuôi cần và nên thực hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật như sau:

Chú ý nghe những thông tin và thời tiết

theo dõi thông tin về diễn biến thời tiết
theo dõi thông tin về diễn biến thời tiết

Hàng ngày chú ý theo dõi thông tin về diễn biến thời tiết trên những phương tiện và thông tin đại chúng để chủ động và áp dụng các biện pháp kỹ thuật về nâng cấp, che chắn chuồng trại. Xây dựng phương án chuẩn bị thức ăn nước uống cho con vật kể cả các biện pháp sơ tán đàn vật nuôi khi cần thiết.

Chủ động kiểm tra và cải tạo lại chuồng nuôi gia súc gia cầm

Che chắn chuồng nuôi nhằm tránh mưa tạt
Che chắn chuồng nuôi nhằm tránh mưa tạt

Trong những ngày này thì các bạn cần phải chú ý đến chuồng nuôi có chắc chắn để tránh gió hay không, bão làm đổ, gây tốc mái chuồng. Che chắn chuồng nuôi nhằm tránh mưa tạt, gió lùa, dột ướt. Với những nơi chuồng nuôi có khả năng bị ngập úng kéo dài và cần chủ động tìm nơi cao ráo để đưa gia súc gia cầm lên cao. Có thể dùng các vật liệu trong gia đình (gạch, tre, gỗ …) đề nâng cao nền chuồng, nâng cao một khu nhốt riêng để chủ động nhốt gia súc gia cầm khi có ngập úng. Có thể tìm nơi cao ở những khu vực gần chuồng nuôi để chủ động sơ tán gia súc gia cầm, ở những nơi đó cần chuẩn bị cả các loại vật dụng cần thiết để dựng nhanh, che chắn làm chuồng trại tạm, các loại dụng cụ để chủ động vận chuyển gia súc gia cầm đến khu vực cao nhất tránh để con vật không bị  ngập nước.

Những điều bạn nên biết khi nuôi gia súc gia cầm

Những ngày mưa to, cần có những hệ thống che chắn tránh gió lùa( nhất là đối với chuồng nuôi gia súc, gia cầm non vì chúng rất mẫn cảm với thời tiết) cho nên bạn bố trí sao cho tiện lợi, tốt nhất là dùng hệ thống bạt che xung quanh cho xuống và kéo lên để đảm bảo thuận lợi. Khi có mưa gió cần che chắn nhanh song cũng tạo ra sự thông thoáng nhanh để tạo không khí tốt trong chuồng nuôi.

Với hệ thống chuồng nuôi gia súc nhất là bò sữa, bạn nên chú ý đến hệ thống quạt gió, hệ thống xử lý chất thải như phân, chất động trong chuồng, không được để chất thải lưu cữu lâu ngày, nên chuồng luôn ẩm ướt.

Đối với những chuồng nuôi hay bị ngập lụt, động nước thì cần phải xử lý thông khơi dòng chảy để nước rút nhanh. Và ngoài ra chủ động vệ sinh chuồng trại bằng cơ giới, khởi cống rãnh, hệ thống thoát nước. Tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng vôi bột hoặc một số thuốc sát trùng như Vikol, Benkocid, Haniodine … nhằm hạn chế mầm bệnh trong chuồng nuôi.

Tăng cường chăm nuôi

cần đảm bảo nguồn thức ăn
cần đảm bảo nguồn thức ăn

Đây một biện pháp rất quan trọng để làm gia súc gia cầm nâng cao sức đề kháng chống lại các tác động bất lợi, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Biện pháp tích cực nhất là thực hiện tốt những kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với giống, lứa, và tính biệt mục đích sản xuất của từng loại chân nuôi.

Trong những ngày này bạn cần đảm bảo nguồn thức ăn, trong chăn nuôi lợn và gia cầm cần dự trữ thức ăn tinh phải đảm bảo đủ trong thời gian hàng tuần và hàng tháng. Trên thực tế mùa mưa lũ rất dễ xảy ra việc ngập úng, phương tiện đi lại gặp khó khăn, tắc đường, khó vận chuyển thức ăn đến chuồng nuôi. Đối với trâu bò, bò sữa cần chủ động dự trữ nguồn thức ăn thô xanh bằng phương pháp ủ chua, ủ rơm với u rê.  Việc cho gia súc gia cầm ăn cần đảm bảo đủ lượng và chất, cung cấp đầy đủ nước sạch hàng ngày, không để con vật uống nước bẩn, nước ngập úng tại khu vực chuồng nuôi.

Lưu ý trong những ngày mưa, gió bão cần thực hiện tốt việc bảo quản thức ăn tinh do thời tiết ẩm thấp, làm cho thức ăn tinh hay bị nấm mốc vì vậy hàng ngày phải kiểm tra thường xuyên khu để thức ăn tinh. Khi cho gia súc gia cầm ăn chú ý kiểm tra kỹ, khi phát hiện thức ăn nấm mốc, mùi vị không bình thường cần loại bỏ ngay, tuyệt đối không cho con vật ăn.

Nếu gia súc, gia cầm đang trong thời gian mang thai, đang nuôi con, những loại gia súc non và bò sữa cần bổ sung vào thức ăn các loại khoáng chất, vitamin, chất điện giải để nâng cao sức đề kháng cho con vật. Với bò sữa cần phải thực hiện tốt quy trình khai thác sữa để hạn chế bệnh viêm vú, các bệnh về sinh sản rất hay gặp khi thời tiết bất lợi.

Chủ động vệ sinh, phòng bệnh

Định kỳ vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. 
Định kỳ vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

Trong những ngày mưa bão thường gây ra ngập nước nhất là ở những khu vực thấp lượng nước úng ngập lâu ngày, các loại cây non bị chết, thối rữa, và ngoài ra có thể có cả gia súc, gia cầm, các loại côn trùng chết làm môi trường ô nhiễm nặng nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Cần chủ động quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi. Định kỳ vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Bổ sung các loại vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa cho gia súc, gia cầm khi thời tiết bất lợi. Định kỳ thăm khám cho con vật, khi phát hiện con vật không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm…) cần tách nuôi nhốt riêng để theo dõi, kiểm tra, giữ ấm cho con vật nếu không thấy tiến triển tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực.

Với gia súc gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này sang nơi khác cần chú ý đảm bảo các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Khi mới nhập đàn trong thời điểm này với trâu bò ngoài việc tiêm phòng các vác xin thông thường cần tiêm phòng thuốc phòng ký sinh trùng đường máu.

máy bắt muỗi chuyên dụng cho nông trại
máy bắt muỗi chuyên dụng cho nông trại

Sử dụng đèn bắt muỗi công nghiệp sẽ giúp thu hút muỗi đến gần và tiêu diệt một cách nhanh chóng. Loại máy bắt muỗi chuyên dụng cho nộng trại vừa thay thế đèn thắp sáng vừa bắt muỗi, có thiết kế phù hợp khả năng bắt muỗi hiệu quả lại rất an toàn cho cả vật nuôi và con người. Vật nuôi không bị lây bệnh, không bị khó chịu bởi muỗi nên sẽ phát triển tốt và đương nhiên không cần sử dụng thuốc nên chất lượng thịt sẽ hoàn toàn là thịt sạch.

Mọi thông tin thắc mắc và ý kiến hỏi đáp về đèn bắt muỗi cho nông trại hoặc đèn diệt côn trùng tại những nơi khác xin quý khách vui lòng gọi điện đến Hotline : 0982.593.115

Bài viết khác

Đèn bẫy dính C5-18 – ánh sáng mới trong cuộc chiến chống muỗi tại Hồ Chí Minh

Thông tin khách hàng: Tên khách hàng: Chị Nhung – công ty TNHH liên doanh Nghị Phong Địa chỉ: 162A đường Hồ Học Lãm, An Lạc, Bình Tân, TP HCM Tên sản phẩm: Đèn bẫy dính C5-18 Yêu cầu: Bắt muỗi trong phòng làm việc Đơn vị cung cấp: Công ty TNHH Nion Việt Nam […]

quat-hut-muoi
Thế nào là quạt hút muỗi? Lợi ích khi sử dụng quạt hút muỗi

Quạt hút muỗi là thiết bị gia dụng được nhiều gia đình tin dùng hiện nay, giúp tiêu diệt muỗi và côn trùng hiệu quả. Hãy cùng Vua Bắt Muỗi tìm hiểu loại đèn này có lợi ích gì và an toàn không nhé! Quạt hút muỗi là gì? Quạt hút muỗi là một thiết […]

den-bat-muoi-chim-canh-cut
Đèn bắt muỗi chim cánh cụt có tốt không?

Đèn bắt muỗi chim cánh cụt có tốt không? Bài viết dưới đây của Vua Bắt Muỗi sẽ cung cấp một đánh giá về đèn bắt muỗi chim cánh cụt và giới thiệu một số sản phẩm bắt muỗi phổ biến nhất hiện nay. Hãy tham khảo ngay! Đèn bắt muỗi chim cánh cụt là […]