Muỗi đốt có bị HIV không?

“Muỗi đốt có bị HIV không?” là câu hỏi rất phổ biến đối với nhiều người. Muỗi là loài mang trong mình nhiều loại virus nguy hiểm, đáng chú ý nhất là sốt rét và sốt xuất huyết. Trên thực tế mỗi năm tỷ lệ người tử vong vì các bệnh liên quan đến muỗi nhiều hơn hẳn so với các sinh vật khác. May mắn cho chúng ta, virus HIV không có khả năng lây lan qua muỗi.

Ngày nay, theo các số liệu thống kê ước tính cho thấy có khoảng 1.6 triệu người chết vì HIV/AIDS hàng năm. Chỉ riêng ở Nigeria, các báo cáo của Chính phủ cho thấy hơn 300.000 người Nigeria chết do các biến chứng phát sinh từ AIDS. Nếu muỗi lây lan HIV giống như cách lây lan bệnh sốt rét, chắc chắn sẽ có hàng triệu người mất đi sinh mạng mỗi ngày, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Nigeria, nơi muỗi phát triển mạnh. Đã từng có những báo cáo về khả năng lây truyền bệnh AIDS từ muỗi trước đây. Tuy nhiên các nhà côn trùng học đã bác bỏ điều này và chứng minh được rằng, MUỖI KHÔNG PHẢI NGUỒN LÂY NHIỄM HIV/AIDS từ người sang người bởi: Không giống như các căn bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét, sốt xuất huyết, Zika, Ebola,…Virus HIV không có khả năng tồn tại và phát triển trong ruột muỗi. Chúng bị phá hủy bởi acid trong dạ dày. Hay nói cách khác, virus HIV đã bị tiêu hóa trong ruột của muỗi.

Muỗi đốt có bị HIV không?
Muỗi đốt có bị HIV không?

Cơ chế hút máu của muỗi

Giáo sư Wayne Crans của Đại học Rutgers đã ví vòi muỗi như một chiếc kim tiêm dưới da. Tuy trông chiếc vòi này có phần giống một cây kim, nhưng thực ra nó gồm sáu nhánh cơ quan biến đổi tạo nên, gồm nhánh cứng và nhánh mềm. Bốn trong số này là nhánh cứng, được sử dụng để xuyên qua da người và động vật mà muỗi đang cắn. Nhánh mềm gồm hai ống còn lại. Một ống dùng để dẫn nước bọt của muỗi vào vật chủ, ống thứ hai dùng để hút máu. Hệ thống hai ống này là lí do vì sao muỗi không thể lây truyền HIV/AIDS. Bởi cho dù trước đó có hút máu từ người bị mắc HIV nó cũng không truyền loại máu đó vào người chúng ta, mà chỉ truyền nước bọt vào cơ thể người, nhằm gây tê và khiến máu không bị đông lại giúp chúng hút máu thoải mái hơn.

Muỗi đốt có bị HIV không?
Cơ chế hút máu của muỗi qua hai ống riêng biệt khiến chúng không thể truyền HIV khi đốt chúng ta

Giải đáp câu hỏi “Muỗi đốt có bị HIV không?”

1. Cấu tạo vòi của muỗi

Vòi của muỗi trông nhỏ bé là thế nhưng được cấu tạo từ 6 thành phần. Cụ thể vòi muỗi được tạo nên từ:

  • 4 bộ phận đầu tiên làm vai trò như mũi khoan để xuyên qua lớp da người và động vật khi chúng đốt, cắn để hút máu.
  • 2 bộ phận còn lại như 2 cái vòi bơm. Một nhánh khi đốt ai chỉ tiết nước bọt, nhánh còn lại thì chỉ để hút máu.

Tức là 2 nhánh này hoạt động độc lập với nhau và theo cơ chế van 1 chiều. Vì vậy không bao giờ có chuyện máu trong muỗi đi vào cơ thể người khác.

2. Virus HIV bị tiêu hóa trong ruột muỗi

Không giống như các bệnh do muỗi sinh ra, HIV không thể tái tạo trong ruột muỗi mà dễ dàng bị phá hủy. Ở cơ thể người, HIV liên kết với các tế bào T và bắt đầu tái tạo, nhưng trong cơ thể muỗi lại không có tế bào T nào khiến virus HIV không thể tái tạo và di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi được. Do đó các tế bào HIV bị tiêu hóa cùng với lượng máu mà muỗi hút vào. Trong quá trình muỗi tiêu hóa, tế bào HIV đã bị phá hủy hoàn toàn.

3. Không đủ hàm lượng virus HIV để lây truyền sang người

Để các mầm bệnh từ muỗi có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác, các virus gây bệnh phải có đủ hàm lượng để lưu thông trong máu người. Giả sử một con muỗi tiêm một lượng máu dương tính với HIV vào cơ thể người thì phải cần tới 10 triệu con muỗi đốt mới có thể truyền đủ 1 đơn vị HIV. Nên hàm lượng virus HIV mà muỗi có thể lây truyền cho con người là quá thấp, không đủ để tạo ra vết nhiễm trùng. Trong cơ thể những người bị mắc HIV thường mang không quá 10 đơn vị HIV, nếu chúng ta vô tình bị muỗi cắn, cũng không thể dẫn đến khả năng lây nhiễm HIV/AIDS vì lượng máu HIV dương tính không đủ để lây bệnh.

Kết luận: Mặc dù muỗi không thể truyền nhiễm HIV/AIDS cho người, nhưng nó vẫn là sinh vật lây truyền những dịch bệnh nguy hiểm khác. Nên loại bỏ những nơi, hoặc khu vực có nước đọng để tránh muỗi sinh sản và phát triển. Hãy mắc màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài tay nếu có thể để không bị muỗi cắn. Sử dụng những thiết bị tiêu diệt muỗi như vợt muỗi và các sản phẩm đèn bắt muỗi thông minh. Chủ động tiêu diệt và phòng chống muỗi là cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những tác động xấu mà muỗi mang lại.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết khác

đèn bắt muỗi rạng đông có tốt hay không
Đèn bắt muỗi Rạng Đông có tốt hay không?

Đèn bắt muỗi Rạng Đông có tốt hay không là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong bài viết này, Vua Bắt Muỗi sẽ phân tích và đưa ra câu trả lời chuẩn xác nhất dành cho bạn. Đặc điểm nổi bật của đèn bắt muỗi Rạng Đông Đèn bắt muỗi Rạng […]

đèn bắt muỗi loại lớn
Top 5 đèn bắt muỗi loại lớn chất lượng, giá tốt

Đối với không gian rộng, việc chọn đèn bắt muỗi loại lớn sẽ đảm bảo hiệu quả hơn so với các loại đèn bắt muỗi thông thường. Dưới đây là top 5 đèn bắt muỗi loại lớn mà Vua Bắt Muỗi muốn chia sẻ đến bạn. Cùng tham khảo nhé. 1. Đèn bắt muỗi loại […]

đèn bắt muỗi điện quang có tốt không
Đèn bắt muỗi Điện Quang có tốt không?

Nhiều người đang thắc mắc đèn bắt muỗi Điện Quang có tốt không? Vậy cùng Vua Bắt Muỗi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây. Giới thiệu về đèn bắt muỗi Điện Quang Trước khi đánh giá đèn bắt muỗi Điện Quang có tốt không, cùng tìm hiểu một số thông tin […]