Tại sao bà bầu thu hút muỗi hơn người bình thường?
Vào những ngày thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều trong mùa hè này muỗi thường sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Muỗi đốt không chỉ gây khó chịu mà còn là nguyên nhân lây lan hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác như: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản… Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ mang thai là đối tượng bị muỗi đốt hơn người bình thường. Vậy bà bầu bị muỗi đốt có sao không, làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này? Dùng đèn bắt muỗi có ảnh hưởng đến bà bầu không? Hãy cùng Vua Bắt Muỗi tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Nguyên nhân khiến cho mẹ bầu hay bị muỗi đốt?
Có nhiều cuộc nghiên cứu, chúng minh rằng phụ nữ mang thai có xu hướng bị muỗi đốt nhiều gấp đôi so với phụ nữa bình thường. Bởi phụ nữ mang thai khối lượng máu tăng 30-50%, cơ thể sản xuất nhiều nhiệt và carbondioxide. Đây là nguyên nhân khiến mẹ trở thành mục tiêu lý tưởng của muỗi.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, muỗi đốt nhiều hay ít còn tùy thuộc vào đặc điểm di truyền. Chính vì vậy, nếu như trong gia đình có nhiều thành viên bị muỗi đốt thì khả năng bà bầu hay bị muỗi đốt cũng sẽ rất cao. Tất cả nguyên nhân trên lí giải vì sao bà bầu hay bị muỗi đốt hơn so với người bình thường.
Bà bầu bị muỗi đốt có sao không?
Trên thực tế, bạn có thể nghĩ rằng bị muỗi đốt là “chuyện nhỏ” và không đáng lo ngại. Thế nhưng, việc bị muỗi đốt không chỉ dừng lại ở tình trạng khiến bạn cảm thấy đau, ngứa, khó chịu ở vết đốt. Điều đáng quan tâm hơn là muỗi còn có thể góp phần lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh do nhiễm virus Zika… Đối với mẹ bầu, những căn bệnh kể trên thường đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây hại cho em bé đang phát triển.
Thậm chí, những rủi ro đối với mẹ và thai nhi do nhiễm các bệnh mà muỗi gây ra có thể lớn hơn nhiều so với rủi ro của việc dùng thuốc chống muỗi trong thai kỳ. Điển hình như virus Zika có thể liên quan đến chứng đầu nhỏ ở thai nhi và nhiều dị tật về não khác; virus gây bệnh sốt rét có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh trẻ nhẹ cân, tăng nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ…
Một số mẹo vặt giúp hạn chế tình trạng bà bầu bị muỗi đốt
Để giúp mẹ bầy ” giảm sự thu hút” đối với muỗi, chúng tôi bật mí bạn một vài mẹo nhỏ sau đây:
- Trước khi ngủ nhớ mắc màn, kể cả khi phòng có điều hòa để tránh bị muỗi đốt.
- Thay vì sử dụng thuốc thì ốt vỏ cam, quýt đã phơi khô rồi để vào góc nhà, muỗi cực kì ghét mùi này.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B1 như khoai tây, đậu xanh sẽ làm cho máu bà bầu có vị khó chịu với muỗi.
- Không nên ăn những thực phẩm có nhiều muối vì sẽ dẫn đến triệu chứng phù chân, tiền sản giật và tăng nồng độ axit lactic tạo ra sự thu hút với muỗi.
- Mẹ bầu phải giữ nhà ở tuyệt đối sạch sẽ trong suốt cả thai kỳ, nếu có trồng cây hoặc có vườn tược quanh nhà mẹ chú ý đừng để nước đọng tạo điều kiện cho muỗi sinh sản.
- Nhà ở khô ráo, thông thoáng và nhận đủ ánh sáng mặt trời là điều kiện tốt nhất để đảm bảo mẹ và thai nhi được bảo vệ trước các loại côn trùng tấn công.
- Trang bị cho gia đình và bản thân một chiếc đèn bắt muỗi gia đình để có thể chủ động giúp bạn tiêu diệt muỗi, tránh bị muỗi đốt. Hầu hết các đèn bắt muỗi hiện nay đều sử dụng ánh sáng UV, tia A+ giúp thu hút muỗi hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu cũng như trẻ nhỏ.
Vậy bà bầu bị muỗi đốt bôi thuốc gì? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Việc sử dụng thuốc bôi khi bị muỗi đốt trong thai kỳ là một vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Tuy nhiên, hầu như các loại thuốc bôi muỗi hay côn trùng cắn đều không gây hại cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Mẹ có thể hấp thụ một lượng thuốc rất nhỏ khi bôi qua da nhưng không đủ để gây ra ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Vậy mẹ bầu bị muỗi đốt bôi gì?
Một số loại thuốc bôi chống muỗi, chứa thành phần lành tính mà mẹ bầu có thể dùng được như:
- DEET (N,N-diethyl-meta-toluamide) với nồng độ từ 15 – 30% được khuyến nghị cho phụ nữ mang bầu khi đến những khu vực có bệnh sốt rét và virus Zika, cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh do bọ chét cắn.
- Picaridin có tác dụng tương tự như DEET và có thể thay thế nếu có nguy cơ bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Với nồng độ 10 – 20% có khả năng bảo vệ có thể kéo dài trong vòng 6 đến 12 giờ.
- PMD và IR3535 cũng hiệu quả trong việc chống muỗi mang các loại virus nhưng có thời gian bảo vệ ngắn hơn. Thuốc chống muỗi chứa 30% PMD có thể bảo vệ bạn khỏi một số côn trùng trong khoảng 6 giờ. IR3535 có hiệu quả đối với muỗi mang virus West Nile, virus Zika nhưng lại kém hiệu quả trong việc chống muỗi mang mầm bệnh sốt rét.
Nếu bạn có nhu cầu mua đèn bắt muỗi Nion chính hãng, chất lượng, bạn có thể tham khảo và đặt hàng bằng cách:
Mua trực tuyến qua hai kênh:
- Trang website: https://vuabatmuoi.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/nionvietnam
Hoặc liên hệ ngay tới số Hotline: 0982.593.115 để được tư vấn và báo giá chi tiết nha!
Ngoài ra, bạn có thể đến xem trực tiếp sản phẩm tại các cơ sở sản xuất máy sau đây:
- Miền Bắc: Xưởng số 3, số 30 đường An Trường, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
- Miền Nam: Số 18, Khu biệt thự Hồng Long, 1 Huỳnh Lan Khanh, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM.