Các giai đoạn của sốt xuất huyết và cách chăm sóc bé bị bệnh tại nhà

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Bệnh được phân thành 3 cấp độ trong mỗi thời gian có những biểu hiện, bệnh lý khác nhau. Vậy có những cách nào chăm sóc cho bé khi bị bệnh tại nhà? Cùng Vua Bắt Muỗi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết
3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh này do loại virus Dengue gây ra và lây truyền từ người bệnh sang người bình thường qua vật trung gian là muỗi vằn Aedes. Khi bị muỗi cắn, virus sẽ xâm nhập và lan truyền khắp cơ thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Theo diễn biến thông thường, sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn đó là:

Giai đoạn sốt

Giai đoạn này có biểu hiện là sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài khoảng 2-7 ngày. Ngoài ra còn xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, đôi khi kèm theo chả máu chân răng, chảy máu mũi hay một số biểu hiện triệu chứng khác nhu đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau nhức 2 hốc mắt. Một số bệnh nhân có thể bị nổi hạch. Khi  xét nghiệm thấy được chỉ số Hematocrit bình thường trong khi số lượng của tiểu cầu, bạch cầu giảm.

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm
Giai đoạn nguy hiểm

Sau khi trải qua giai đoạn sốt, người bệnh sẽ bước đến giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 4-6. Thân nhiệt núc này bắt đầu hạ xuống còn 37.5  đến 38 độ C, có nhiều trường hợp chỉ còn 26 độ C. Giai đoạn này, người bệnh bắt đầu hết sốt nhưng các triệu chứng tăng dần và nguy hiểm hơn. Theo các nghiên cứu, thời gian huyết tương bị thất thoát có thể kéo dài từ 24 đến 48 giờ. Lúc này, lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm thấp và thường xảy ra trước khi thất thoát huyết tương.

Lưu ý rằng những bệnh nhân sau khi hết sốt và không có biểu hiện gì thì thường là thể sốt xuất huyết nhẹ. Nhưng một số ca có dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết thì tiên lượng không tốt. Nhiều trường hợp được chuẩn đoán xốt xuất huyết cảnh báo sẽ phục hồi được nếu đường tĩnh mạch được bù dịch sớm và điều trị đúng pháp đồ và xử lí các tình huống kịp thời.

Một số trường hợp bệnh ở thể nặng có những biểu hiện như: Thất thoát huyết tương gây tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù nề mi mắt và căng da, thường kèm theo những triệu chứng sốc như: mạch nhanh nhưng yếu, tụt huyết áp, lạnh chân tay, nổi vân tím,… Bên cạnh độ kèm theo bị xuất huyết: niêm mạch, chảy máu mũi, chân răng, xuất huyết trên da, nội tạng, xuất huyết não, suy hô hấp và nguy hiểm hơn nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ bị tử vong.

Giai đoạn phục hồi

Hầu hết các bệnh nhân bị sốt xuất huyết không gặp các biến chứng nặng đều có thể tự khỏi trong vòng thời gian ngắn. Tuy nhiên, mộ số vấn đề cần lưu ý là những người bị thất thoát huyết tương trong giai đoạn phục hồi sẽ tái hấp thụ trở lại lòng mạch, dẫn đến quá tải thể tích nếu vẫn còn truyền dịch.

Cách chăm sóc bé khi bị sốt xuất huyết tại nhà

sốt xuất huyết có bao nhiêu giai đoạn? Cách chăm sóc bé tại nhà
sốt xuất huyết có bao nhiêu giai đoạn? Cách chăm sóc bé tại nhà

Phương pháp hạ sốt cho bé

Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên bằng nhiệt kế để kịp thời cho bé hạ sốt. Nếu bé bị sốt trên 38,5 độ C có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn cả bác sĩ, đồng thời kết hợp với việc chườm khăn ấm để hạ nhiệt cho bé. Với trường hợp bé có thân nhiệt dưới 38,5 thì không cần phải dùng thuốc, có thể dùng khưn ấm lau người cho bé, uống bì nước điện giải, uống nước cam, nước giàu vitamin C để hạ nhiệt. Không nên để bé ăn quá no vì như vậy dễ khiến cho bé bị kích thích dẫn đến nôn. Nếu trẻ ăn quá yếu, bạn có thể chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày. Có thể bổ sung dinh dưỡng già giúp trẻ không bị hạ đường huyết bằng cách uống sữa.

Điều cần tránh khi trẻ bị sốt xuất huyết

Một số điều mà cha mẹ cần phải chú ý khi trẻ em bị sốt đó là: không dùng thuốc hạ sốt có chứa aspirin bởi dễ khiến cho bé bị rối loạn đông máu, khiến cho bệnh nặng gặp nhiều biến hứng hơn. Không ủ ấm, đắp chăn kín khi trẻ bị sốt sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao. Không dùng các phương pháp cạo gió cho trẻ vì dễ gây chay máu, nhiễm trùng da. Không cho bé uống nước có màu, có ga vì ảnh hưởng đến tình trạng phân của bé khiến bác sĩ phán đoán sai về tình trạng sốt xuất huyết trong cơ thể. Nếu trẻ có các dấu hiệu khác cần đưa bé đến các cơ sở để cắp cứu, điều trị kịp thời.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết khác

cách làm đèn bắt muỗi đơn giản
Hướng dẫn cách làm đèn bắt muỗi đơn giản tại nhà

Cách làm đèn bắt muỗi đơn giản tại nhà không phải quá khó? Trong bài viết này Vua Bắt Muỗi sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm đèn bắt muỗi. Nguyên lý hoạt động của đèn bắt muỗi tự chế Trước khi tìm hiểu cách làm đèn bắt muỗi đơn giản tại nhà, bạn cần […]

nên mua đèn bắt muỗi loại nào
Nên mua đèn bắt muỗi loại nào chất lượng giá tốt?

Nên mua đèn bắt muỗi loại nào để sử dụng là điều thắc mắc của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhiều bài viết làm rõ chủ đề này. Hãy cùng Vua bắt Muỗi tìm hiểu chi tiết ngay bài viết này nhé! Các tiêu chí để chọn đèn bắt […]

nên để đèn bắt muỗi ở đâu
Nên để đèn bắt muỗi ở đâu để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Nên để đèn bắt muỗi ở đâu để phát huy tối đa hiệu quả nhất? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây mà Vua Bắt Muỗi sẽ chia sẻ.  Các nguyên tắc khi tìm vị trí đặt đèn bắt muỗi Trước khi nắm bắt nên để đèn bắt muỗi ở đâu, cùng […]