Cách bảo quản ngô sau khi thu hoạch tránh nấm mốc

Ngô là loại hoa màu quen thuộc đối với hộ nông dân ở Việt Nam, chủ yếu ở miền Bắc. Tháng 10 hàng năm là thời gian chính thu hoạch ngô vủa các tỉnh miền Bắc và cũng là khoảng thời gian độ ẩm tăng cao, dễ xuất hiện tình trạng nấm mốc, ẩm ướt. Vì vậy, sau khi thu hoạch ngô cần có biện pháp bảo quản ngô đúng cách để tránh tình trạng mối mọt, ẩm mốc.

Tùy vào từng hoàn cảnh sẽ có những cách thức bảo quản ngô khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp chính.

1. Phương pháp thủ công

Dân gian vẫn sử dụng phương pháp thủ công để bảo quản ngô cũng như các loại lương thực, thực phẩm khác

Bảo quản ngô bắp: Phơi ngô là cách làm khô cổ truyền rất đơn giản, được áp dụng rộng rãi. Sau khi thu hoạch ngô xong có thể để ngô nguyên bắp hoặc tách hạt đem phơi dưới trời nắng. Đối với ngô để nguyên bắp thì phải nhặt sạch râu ngô, có thể dùng lá bên ngoài để làm dây túm các bắp lại với nhau và treo trên cao. Thời gian phơi khô tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, bạn có thể kiểm tra bằng cách cắn hoặc đập một vài hạt, nếu hạt ngô vỡ thành nhiều mảnh vụn nghĩa là ngô đã khô và có thể đem đi bảo quản. Phải bảo quản ngô đã phơi khô trong 2 lớp – 1 lớp túi bên trong, 1 lớp bao đay hoặc bao rứa nên ngoài, xếp các bao ở nôi khô ráo tránh bị nước mưa và mối mọt.

Bảo quản ngô bắp
Bảo quản ngô bắp

Bảo quản ngô hạt thương phẩm: Sau khi ngô đã được phơi khô thì đem đi bảo quản trong chum, vại, bao nhựa buộc kín miệng hoặc thùng có nắp kín. Bảo quản trong vựa 2 lòng được làm bằng phên hoặc cót. Giữa 2 lớp phên cót là lớp trấu khô sạch, nền vựa phải được lót trấu sạch độ dày hơn 20 cm. Lớp trấu phải được phủ 2 lớp bằng phên, cót hay bao tải, giữa 2 lượt phên này là lớp vôi cục có độ dày trên 5 cm, bảo quản ngô ở nơi khô ráo, thoáng mát, không ẩm dột.

Bảo quản ngô hạt thương phẩm
Bảo quản ngô hạt thương phẩm

2. Sử dụng kỹ thuật công nghệ để bảo quản

Viện Cơ điện và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã nghiên cứu thành công phương pháp chống nấm mốc trên ngô một cách hiệu quả: đó là sử dụng chế phẩm sinh học Bacillus Pumillus.

Quy trình sản xuất chế phẩm Bacillus Pumillus như sau: giống sẽ được lấy ra từ ống thạch nghiêng cấy trong bình tam giác, lên men và lắc 200 vòng/phút ở nhiệt độ 30 độ C trong 18 giờ rồi lên men sục khí thu sinh khối. Chế phẩm sinh học này có thể dùng trộn bằng tay hoặc bằng máy theo tỷ lệ 0,2% với ngô sau khi thu hoạch để bảo quản. Qua thí nghiệm cho thấy, ngô sau khi được trộn chế phẩm có tác dụng ức chế mạnh các loài vi khuẩn, nấm mốc. So với việc bảo quản ngô bằng các phương pháp xông hơi, trộn hóa chất… thì việc dùng chế phẩm sinh học Bacillus Pumillus không hề làm suy giảm chất lượng của sản phẩm và đặc biệt an toàn tuyệt đối với sức khỏe của con người và động vật khi sử dụng. Đặc biệt, phương pháp này cũng rất phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ của hộ gia đình hay cả quy mô lớn như các trang trại, nhà máy, xí nghiệp.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết khác

Sốt xuất huyết và những điều bạn chưa biết

Tình hình dịch bệnh sốt suất huyết tại Việt Nam hiện tại Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam hiện đang diễn biến phức tạp với số ca mắc gia tăng, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 18/10/2024, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường […]

Nion đồng hành cùng bà con vùng núi phía Bắc vượt qua bão lũ

Vừa qua, đồng bào miền núi phía Bắc đã trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của siêu bão số 3 Yagi. Những mất mát to lớn về người và của khiến chúng tôi – tập thể cán bộ công nhân viên Nion Việt Nam – không khỏi xót xa. […]

Đèn bắt muỗi Nion GD07 được lắp đặt và bàn giao cho khách hàng
An Tâm Cho Gia Đình Với Đèn Bắt Muỗi Nion GD07: Chia Sẻ Của Anh Khang

Thông tin khách hàng Tên khách hàng : Anh Khang Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Quỳ – KP1, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Hàng hoá : 01 Đèn bắt muỗi UV lưới điện, quạt hút Nion GD07 Nhu cầu: Sử dụng bắt muỗi cho gia đình. Thông tin […]