Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu sốt xuất huyết và ý nghĩa của xét nghiệm máu

Sốt xuất huyết lây nhiễm khi muỗi hút máu của người bệnh và sau đó lại tiếp tục đốt máu người bình thường. Đôi khi chúng dễ bị lầm tưởng rằng bạn đang bị mắc những bệnh cảm, sốt thông thường, nên không quan tâm và theo dõi. Vậy làm cách nào để nhận biết rằng bạn đã bị nhiễm bệnh qua kết quả xét nghiệm máu? Cùng Vua Bắt Muỗi tìm hiểu qua bài viết sau.

Những thông tin tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Những thông tin tổng quan về bệnh sốt xuất huyết
Những thông tin tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Bệnh truyền nhiễm giữa người với người thông qua đường máu, nhưng phương thức lây nhiễm cần có vật thể trung gian và đó chính là muỗi vằn. Sau khi mặc bệnh, bạn rất khó để phân biết được bởi biểu hiện, triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm với một số bệnh khác như: bệnh sởi, sốt phát ban,… Khi bị sốt cao bệnh nhân thường xuất hiện những nốt đỏ trên người và lây lan nhanh chóng trên diện rộng cơ thể. Nếu không phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách dễ bị giảm tiểu cầu dẫn đến nguy cơ tử vong. Nên bạn cần làm xét nghiệm máu khi có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao từ 39 độ C
  • Thời gian sốt kéo dài và không hạ sau khi uống thuốc thông thường.
  • Đau nhức hốc mắt và xung quanh trán.
  • Xuất hiện những nốt đỏ lan rộng trên da.
  • Có dấu hiệu buồn nôn, chán ăn, tiểu ít.
  • Bị xuất huyết ở răng, chảy máu mũi, dưới da, đi ngoài ra máu, mệt mỏi,…

Nếu phát hiện điều trị kịp thời, đúng cách sẽ tránh được tình trạng xuất huyết não, tràn dịch màng phổi, tụt huyết áp,… Để phát hiện bệnh đúng, cách tốt nhất là kiểm tra chỉ số xét nghiệm máu.

Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu

Đọc chỉ số xét nghiệm máu ở huyết thanh
Đọc chỉ số xét nghiệm máu ở huyết thanh

Đọc chỉ số xét nghiệm máu ở huyết thanh

Với chỉ số này bạn cần chú ý đến NS1, IgM và IgG, đây là 3 chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe qua xét nghiệm máu. Thời điểm làm kiểm tra cũng cần tuân thủ đúng thời gian để đạt được kết quả chính xác nhất và có sự hộ trợ từ phía cơ sở y tế.  NS1 là dấu ấn chuẩn đoán bệnh sốt xuất huyết qua xét nghiệm máu bằng cách phát hiện ra virus trong 5 ngày đầu nhiễm bệnh. Trong ngày thứ 4 của bệnh kháng thể virus có thể cho kết quả dương tính nếu kiểm tra chỉ số IgM.

Còn IgG là đánh giá ở giai đoạn phục hồi bệnh của bạn. Nếu kháng thể được xác định ở thời điểm cấp tính sẽ có phản ứng nhân lên số lượng. Trước khi hồi phục số lượng kháng thể đo được thường gấp 4 lần so với ban đầu. Sau khi nhân lên ở mức tối đa sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục. Đến giai đoạn này, thường người bệnh sẽ mất khoảng 14 ngày sau khi phát cơn sốt nguyên phát.

Xét nghiệm máu chỉ số huyết học

Loại này được sử dụng rộng rãi hơn trong chuẩn đoán xét nghiệm nhiễm sốt xuất huyết. Theo công thức của tế bào máu toàn phần mà những nhà nghiên cứu thấy rằng chỉ số tế bào máu đã có sự thay đổi ở mỗi quá trình mắc bệnh. Với người bệnh giai đoạn hồi phục hay mới bị bệnh thì số tế bào máu đều có những thay đổi rõ rệt.

Xét nghiệm máu chỉ số huyết học
Xét nghiệm máu chỉ số huyết học

Thường những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm máu có tế bào tiểu cầu giảm mạnh. Ngoài ra chỉ số hematocrit thì lại tăng cao. Xét nghiệm này thường được chỉ định làm thường xuyên khi phát bệnh nhằm theo dõi những chuyển biến và đánh giá giai đoạn sốt xuất huyết mà bạn đang mắc.

Xét nghiệm bổ sung

Ngoài những chỉ số xét nghiệm máu ở trên thì bạn còn có thể biết chính xác bệnh qua xét nghiệm chết điện giải, CRP, tình trạng huyết tương, kiểm tra chức năng của gan và thận,… Nhằm đánh giá và loại bỏ nguy cơ rối loạn chất điện giải, đánh giá được tình trạng viêm ở mức độ nào, có phải do bội nhiễm gây ra hay không. Hay có thể đánh giá được khả năng tổng hợp prrotein và chống loãng máu. Kiểm tra mức độ hoạt động của bộ phận gan thận để biết chúng có bị ảnh hưởng khi nhiễm sốt xuất huyết không từ đó tìm ra cách điều trị hợp lý nhất.

Ý nghĩa của các chỉ sốt xét nghiệm máu

Các chỉ số xét nghiệm ở trên có thể chuẩn đoán được nguy cơ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết cũng như đánh gia được tình trạng bệnh bạn đang ở giai đoạn nào để điều trị, chăm sóc tốt nhất. Với những bệnh nhân có dấu hiệu bị suy giảm tiểu cầu, viêm và biến đổi các chỉ số công thức máu thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thêm những xét nghiệm phân tích cần thiết.

Tuy nhiên, trong quá trình làm xét nghiệm máu có thể xuất hiện những trường hợp báo dương tính giả, một số người bị sai kết quả do những tương tác ngoài ý muốn. Nên hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu thường xuyên để phòng chống những nguy cơ bị nhiễm sốt xuất huyết.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết khác

Sốt xuất huyết và những điều bạn chưa biết

Tình hình dịch bệnh sốt suất huyết tại Việt Nam hiện tại Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam hiện đang diễn biến phức tạp với số ca mắc gia tăng, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 18/10/2024, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường […]

Nion đồng hành cùng bà con vùng núi phía Bắc vượt qua bão lũ

Vừa qua, đồng bào miền núi phía Bắc đã trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của siêu bão số 3 Yagi. Những mất mát to lớn về người và của khiến chúng tôi – tập thể cán bộ công nhân viên Nion Việt Nam – không khỏi xót xa. […]

Đèn bắt muỗi Nion GD07 được lắp đặt và bàn giao cho khách hàng
An Tâm Cho Gia Đình Với Đèn Bắt Muỗi Nion GD07: Chia Sẻ Của Anh Khang

Thông tin khách hàng Tên khách hàng : Anh Khang Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Quỳ – KP1, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Hàng hoá : 01 Đèn bắt muỗi UV lưới điện, quạt hút Nion GD07 Nhu cầu: Sử dụng bắt muỗi cho gia đình. Thông tin […]