Dấu hiệu bị côn trùng cắn và cách xử lí vết thương khi dị ứng với nọc độc côn trùng gây ra

Bị côn trùng cắn là một tai nạn thường gặp và khó phát hiện ra nếu bạn không bị dị ứng với nọc độc chúng. Với các loại côn trùng khác nhau bạn lại có một biểu hiện dị ứng khác nhau. Các loại côn trùng cắn thường gặp như bị ong vàng, ong bắp cày, kiến lửa, kiến ba khoang đốt. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn đã bị côn trùng đốt, cách xử lí và phòng ngừa dị ứng nọc côn trùng đốt như nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dị ứng nọc côn trùng cắn là như thế nào?

Vết dị ứng do côn trùng cắn gây ra
Vết dị ứng do côn trùng cắn gây ra

Khi bị côn trùng cắn, nọc của chúng sẽ đi vào cơ thể, lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể rất dễ bị nhầm lần nọc độc của côn trùng thành các vật thể ngoại lai. Và kích hoạt những phản ứng dị ứng, nổi mẩn để chống lại độc tố đó. Trong quá trình này, cơ thể luôn sản sinh ra các kháng thể đặc biệt là IgE để chống lại tình trạng nọc xâm nhập vào. Đây là nguyên nhân chính gây nên các triệu chúng dị ứng nọc đọc do côn trùng cắn.

Thường trong những trường hợp đầu bị chúng đốt, lượng IgE sản sinh ra tương đối ít để chống lại nọc độc, nên bạn ít có những biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Một số trường hợp, lượng kháng thể IgE tạo ra quá nhiều, khiến cho mức độ phản ứng nhanh hơn, mạnh hơn. Bởi kháng thể này sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng để giải phóng các chất hóa học gây viêm nhiễm, đặc biệt histamin và dẫn tới các triệu chứng dị ứng do côn trùng đốt gây trầm trọng, nguy hiểm.

Ong đốt khiến cho bạn dễ bị dị ứng
Ong đốt khiến cho bạn dễ bị dị ứng

Dấu hiệu bạn đã bị côn trùng cắn

Có một số trường hợp cùng một loại côn trùng có người không bị sao nhưng có người bị dị ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bị côn trùng cắn rất khó dự đoán được triệu chứng, từ nhẹ không biểu hiện gì tới nặng bị sốc phản vệ và nguy hiểm tới tính mạng. Dấu hiệu để bạn biết được rằng bạn đã bị chúng đốt bao gồm:

  • Dị ứng ở mức độ nhẹ: thường hoặc không có triệu chứng, biểu hiện gì hoặc có thể bị đau rát, mẩn đỏ, nóng ngứa tại vị trí bị đốt. Những biểu hiện này sẽ thường tự khỏi chỉ sau vài ngày.
  • Dị ứng ở mức độ nặng: bên cạnh những tình trạng như trên, bạn có thể bị khó thở, phát ban toàn thân, sưng vì mặt, cổ, miệng, lưỡi,… Nặng nhất là bị sốc phản vệ như bồn chồn, lo lắng, tụt huyết áp,… gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời.
    Dấu hiệu bạn đã bị côn trùng cắn
    Dấu hiệu bạn đã bị côn trùng cắn

Cách xử lí khi bị dị ứng với độc côn trùng cắn

Trong trường hợp bạn bị dị ứng ở mức độ nhẹ thì có thể:

  • Chuyển đến nơi an toàn, tránh xa các tổ côn trùng đốt
  • Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch để tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Nếu vệt thương bị sưng có thể dùng nước lạnh hoặc đá để giảm sưng đau tại chỗ.
  • Nếu đau quá sức chịu đựng bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau liều nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bôi các loại kem trị côn trùng đốt nhằm giảm đau, ngứa tại chỗ.
  • Trường hợp bạn bị nổi mề đay thì có thể dùng thêm các loại thuốc kháng sinh. Tất nhiên, phải dùng thuốc theo chỉ dẫn, kê đơn của bác sĩ. Không dùng cho các bé dưới 2 tuổi và phụ nữa đang mang thai.

Còn trong trường hợp bị dị ứng nặng khi bị côn trùng cắn, bạn cần đưa đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi có thể xử lí, xơ cứu như trường hợp dị ứng nhẹ. Ngoài ra bạn có thể:

  • Cởi bỏ quần áo nếu bệnh nhân bị khó thở, tím tái.
  • Nếu thấy bệnh nhân nôn oi, chảy máu thì nên đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng để tránh bít tắc đường thở.
  • Những trường hợp dị ứng nọc độc côn trùng cắn nặng thường hay thấy ở những người có cơ địa dị ứng trước đó rồi, nên mang theo thuốc cấp cứu bên mình để dùng khi cần thiết.
    Cách xử lí khi bị dị ứng với độc côn trùng cắn
    Cách xử lí khi bị dị ứng với độc côn trùng cắn

Cách phòng tránh dị ứng do bị côn trùng đốt

Người ta thường nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh vì thế chúng ta nên có biện pháp dự phòng côn trùng cắn, nhất là người có cơ địa dễ bị dị ứng khi ra bên ngoài. Bạn cần:

  • Hạn chế tới những nơi có nhiều côn trùng như kiến, ong,… Nếu nhất thiết phải đi đến những nơi như này thì tuyệt đối không động đến tổ của chúng. Vì bị một con côn trùng cắn thì có thể bị dị ứng nhẹ nhưng bạn bị một tổ thì hậu quá khó có thể lường trước được.
  • Mang giày, mặc quần áo dài tay, quần dài khi ở những nơi nhiều cây cối, khu vực đồng quê. Không sử dụng nước hoa hay quần áo sáng màu bởi điều đó khiến cho chúng dễ bị thu hút.
  • Đi cùng nhiều người để phòng trường hợp bị côn trùng đốt còn có thể hỗ trợ lẫn nhau.
  • Sử dụng đèn diệt côn trùng để tiêu diệt chúng một cách triệt để, tránh nguy cơ chúng đến gần và làm hại tới bạn.

Dị ứng côn trùng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bạn. Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức về cách phân biệt và phòng ngừa côn trùng đốt hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu mua đèn bắt côn trùng gia đình hay đèn diệt côn trùng công nghiệp chính hãng, chất lượng, bạn có thể tham khảo và đặt hàng bằng cách:

Mua trực tuyến qua hai kênh:

Hoặc liên hệ ngay tới số Hotline: 0982.593.115 để được tư vấn và báo giá chi tiết.

Ngoài ra, bạn có thể đến xem trực tiếp sản phẩm tại các cơ sở sản xuất máy sau đây:

  • Miền Bắc: Xưởng số 3, số 30 đường An Trường, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
  • Miền Nam: Số 18, Khu biệt thự Hồng Long, 1 Huỳnh Lan Khanh, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết khác

Sốt xuất huyết và những điều bạn chưa biết

Tình hình dịch bệnh sốt suất huyết tại Việt Nam hiện tại Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam hiện đang diễn biến phức tạp với số ca mắc gia tăng, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 18/10/2024, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường […]

Nion đồng hành cùng bà con vùng núi phía Bắc vượt qua bão lũ

Vừa qua, đồng bào miền núi phía Bắc đã trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của siêu bão số 3 Yagi. Những mất mát to lớn về người và của khiến chúng tôi – tập thể cán bộ công nhân viên Nion Việt Nam – không khỏi xót xa. […]

Đèn bắt muỗi Nion GD07 được lắp đặt và bàn giao cho khách hàng
An Tâm Cho Gia Đình Với Đèn Bắt Muỗi Nion GD07: Chia Sẻ Của Anh Khang

Thông tin khách hàng Tên khách hàng : Anh Khang Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Quỳ – KP1, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Hàng hoá : 01 Đèn bắt muỗi UV lưới điện, quạt hút Nion GD07 Nhu cầu: Sử dụng bắt muỗi cho gia đình. Thông tin […]