Các giai đoạn của sốt xuất huyết và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do loại virus mang tên Dengue. Bệnh có khả năng truyền nhiễm và bùng phát mạnh tại những nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Đặc trưng của sốt xuất huyết là tình trạng sốt xuất huyết dưới da. Vậy sốt xuất huyết có mấy giai đoạn? Cách phân biệt bệnh với sốt phát ban ra sao? cách điều trị chăm sóc các bệnh nhân nhiễm bệnh thế nào? Cùng Vua Bắt Muỗi đi tìm hiểu qua bài viết này.
Các giai đoạn của sốt xuất huyết
Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc người bị bệnh sốt xuất huyết thì chúng ta cần hiểu cơ bản về những giai đoạn của bệnh lý này. Biểu hiện ban đầu của sốt xuất huyết khá đa dạng, có thể từ nhẹ như: sốt nhẹ kèm những nốt xuất huyết dưới da. Cho đến nặng hơn là bị sốc, xuất huyết niêm mạc hoặc nội tạng, suy đa cơ quan. Bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Các giai đoạn sốt xuất huyết bao gồm:
1. Giai đoạn sốt
Trong giai đoạn này, thời gian diễn ra trong khoảng 3 ngày, với các biểu hiện triệu chứng như: sốt cao đột ngột, liên tục, thân nhiệt có khi lên đến 39-40 độ C và không hạ nhiệt sau khi đã uống thuốc hạ sốt. Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như buồn nôn, chán ăn, đau đầu/hốc mắt/khớp, mệt mỏi, uể oải và có thể kèm theo tình trạng viêm đường hô hấp.
2. Giai đoạn nguy hiểm
Diễn ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Lúc này người bệnh có xu hướng giảm cơn sốt hoặc hết sốt, điều này dễ gây lầm tưởng rằng bệnh đã thuyên giảm. Nhưng, đây chính mới chính là giai đoạn sốt xuất huyết nguy hiểm. Với các vết xuất huyết trên da xuất hiện ngày càng nhiều, khiến bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Đồng thời bệnh nhân vẫn có thể bị xuất huyết niêm mạc với các biểu hiện dễ thấy được như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, rối loạn kinh nguyệt ở nữ,… Không chỉ dừng lại ở đó, người bệnh còn bị xuất huyết hàng loại các bộ phận như: xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết ổ bụng, xuất huyết não gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như bị li bì, đau bụng, nôn ói, đi tiểu ít và đau đầu dữ dội,…
3. Giai đoạn phục hồi
Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ hết sốt từ 48 giờ trở lên, giảm cảm giác mệt mỏi, tiểu tiện nhiều, thèm ăn trở lại và số lượng tiểu cầu hồi phục dần.
Với biểu hiện đặc trưng là sốt kèm xuất huyết dưới da và một số biểu hiện nêu trên, có thể nói sốt xuất huyết là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Diễn biến nhanh và triệu chứng cũng rất đa dạng, phức tạp. Vì vậy, khi nhận thấy nghi ngờ thì bạn không nên chủ quan, lơ là mà phải theo dõi và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để hạn chế rủi ro xảy ra.
Phân biệt bệnh sốt xuất huyết và sốt phát ban
Tương tự sốt xuất huyết thì sốt phát ban cũng là loại bệnh do virus gây ra với triệu chứng là sốt và nổi ban đỏ dưới da. 2 nguyên nhân chính gây sốt phát ban là virus sởi và virus Rubella. Sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ, con đường lây bệnh chủ yếu là hô hấp, khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sau khoảng thời gian ủ bệnh khoảng 7 ngày thì bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng sau như: sốt cao theo cơn, nổi ban đỏ dưới da trong vòng 12 cho đến 24 tiếng. Tình trạng phát ban có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày rồi dịu dần. Một số triệu chứng khác của sốt phát ban là bao gồm chảy nước mũi, mệt mỏi, hắt hơi, uể oải, chán ăn, quấy khóc, tiêu chảy,…
Cách đơn giản nhất để phân biệt phát ban và sốt xuất huyết là dùng tay căng da tại vị trí nghi ngờ. nếu thấy da chấm đỏ mất đi và khi buông ra thì màu đỏ hồi phục ngay cho thấy đó là nốt phát ban. Ngược lại, nếu vẫn thấy chấm đỏ li ti không lặn đi sau khi căng da thì bạn đã bị sốt xuất huyết.
Theo dõi, điều trị sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?
Do bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị nên phương pháp thường dùng chủ yếu là để giảm nhẹ triệu chứng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý về vấn đề điều trị bệnh tại nhà: những bệnh nhân được chẩn đoán mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong khoảng 3-7 ngày đầu tiên bạn cần theo dõi kỹ các triệu chứng. Nếu xuất hiện các biểu hiệu như mệt mỏi, ngủ li bì hoặc vật vã kèm theo tiểu ít, nôn nhiều, đau vùng hạ sườn, xuất huyết nặng với biểu hiện tiêu và nôn ói ra máu thì cần ngay lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện. Trẻ em là đối tượng dễ bị nặng hơn hay tái bệnh hơn so với người lớn.
Cách điều trị, làm giảm triệu chứng của sốt xuất huyết cho các bệnh nhân:
- Bệnh nhân sốt dưới 38.5 độ C: nên áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, kết hợp lau mát vào trán, chân tay,…
- Bệnh nhân sốt từ 38.5 độ C trở lên: thì ngoài chườm ấm cần phải dùng thêm thuốc hạ sốt. Cần chú ý khi mắc bệnh sốt xuất huyết thì bệnh nhân không được sử dụng Aspirin hay Ibuprofen để hạ sốt vì dễ khiến cho bạn bị xuất huyết nặng hơn;
- Cần phải uống nhiều nước và các chất điện giải (sốt dưới 38.5 độ C) như Hydrite và Oresol được khuyến cáo nên sử dụng. Bên cạnh đó cần cung cấp đủ nước cho cơ thể qua nước lọc, nước trái cây (dừa, cam…), sữa, súp hoặc cháo loãng. Nếu nặng hơn, bạn có thể bù nước cho cơ thể bằng cách truyền dung dịch Nacl 0,9%.
5. Biện pháp phòng sốt xuất huyết tại nhà
Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa sự tấn công của bệnh sốt xuất huyết là tránh xa muỗi bằng cách:
- Cần phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát để loại bỏ nơi cứ trú, sinh sống và phát triển của muỗi.
- Mắc màn chống muỗi khi ngủ. Nên chọn loại màn chống muỗi mỏng, nhẹ, có lưới đan dày.
- Không để tồn đọng, ứ nước trong nhà, khu vực xung quanh.
- Thường xuyên phát quang bụi rậm để muỗi không còn nơi cư trú, đẻ trứng.
- Để hạn chế tối đa nguy cơ muỗi đến gần bạn, có thể sử dụng một số dòng đèn bắt muỗi như: đèn bắt muỗi gia đình, đèn diệt côn trùng công nghiệp, đèn bắt muỗi bẫy dính,..
- Biết được muỗi thích nhóm máu nào rồi thì khi ngủ bạn nên mặc quần áo dài để tránh việc muỗi đốt những vùng da hở.
- Trồng các loại cây có công dụng đuổi muỗi như: chanh, xả, hương thảo,…
- Thoa kem chống muỗi, miếng dán chống muỗi.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về dịch sốt xuất huyết dưới da. Khi có nghi ngờ về việc mắc bệnh lý, bạn cần theo dõi và đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Vua Bắt Muỗi – Nơi sản xuất và cung cấp các loại đèn bắt muỗi gia đình chất lượng, uy tín trên toàn quốc
Vua Bắt Muỗi tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị diệt muỗi chính hãng, giá tốt, chất lượng cao. Để tránh mua phải đèn bắt muỗi gia đình, có chất lượng kém trên thị trường thì quý khách hàng nên lựa chọn mua đèn bắt muỗi tại những địa chỉ uy tín và chính hãng.
Nếu bạn có nhu cầu mua đèn bắt muỗi Nion chính hãng, chất lượng, bạn có thể tham khảo và đặt hàng bằng cách:
Mua trực tuyến qua hai kênh:
- Trang website: https://vuabatmuoi.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/nionvietnam
Hoặc liên hệ ngay tới số Hotline: 0982.593.115 để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Ngoài ra, bạn có thể đến xem trực tiếp sản phẩm tại các cơ sở sản xuất máy sau đây:
- Miền Bắc: Xưởng số 3, số 30 đường An Trường, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
- Miền Nam: Số 18, Khu biệt thự Hồng Long, 1 Huỳnh Lan Khanh, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM.