Loại muỗi lây truyền virus Zika sống ở khắp Việt Nam

Ngày 5/4, Bộ Y tế đã công bố hai người Việt Nam đầu tiên nhiễm virus Zika tại Khánh Hòa và TP HCM. Nguyên nhân nhiễm bệnh là do loại muỗi Aedes (còn được gọi là muỗi vằn).

Muỗi vằn sống chủ yếu ở thành phố

Trao đổi với Zing.vn, Tiến sĩ Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho hay, muỗi Aedes rất nguy hiểm, ngoài khả năng lây truyền virus Zika, chúng cũng là loại gây ra dịch sốt xuất huyết.

Ở miền Nam, dịch xảy ra quanh năm, còn ở miền Bắc, cao điểm vào thời gian từ tháng 3-4 và từ tháng 7 đến tháng 11.

Đặc điểm nhận dạng loại muỗi này là có màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên thường được gọi là muỗi vằn. “Muỗi vằn gây sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika phân bố trên toàn quốc, tập trung tại các thành phố, khu đô thị, đặc biệt ở khu vực miền Nam. Miền núi phía Bắc ít xuất hiện hơn”, TS Chính cho hay.

TS Chính thông tin về loại muỗi truyền nhiễm virus Zika.

TS Nguyễn Nhật Cảm – giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cũng xác nhận, muỗi vằn lưu hành khá phổ biến. Hiện 584 xã, phường của thành phố đều có sự lưu hành của loại muỗi này. Mùa hè là điều kiện để muỗi truyền bệnh này phát triển. Do đó, nếu virus Zika đã được ghi nhận xuất hiện tại Việt Nam, khả năng lây lan tới Hà Nội là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Muỗi chỉ truyền bệnh vào ban ngày

TS Chính lưu ý, muỗi vằn chỉ đốt đốt người vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và trước hoàng hôn. Tuy nhiên, người dân Việt Nam thường chỉ có thói quen dùng màn vào ban đêm. Điều đó làm tăng nguy cơ bị muỗi vằn đốt và mắc bệnh.

Vẫn theo chuyên gia này, muỗi vằn gây sốt xuất huyết và dịch Zika với cơ chế giống nhau. Cụ thể, muỗi đốt người bị nhiễm virus mang mầm bệnh theo cơ chế hút máu. Virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau thời gian này, muỗi đốt có khả năng truyền bệnh cho người lành.

Muỗi vằn chủ yếu đẻ trứng ở các ổ nước sạch trong nhà hoặc gần nhà, khu xây dựng (ống máng, lọ hoa, đồ vỏ hộp), hốc cây, kẽ lá, vũng nước dưới đất, trong vườn, dụng cụ chứa nước có nhiều lá cây.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết khác

đèn bắt muỗi là đèn gì
Đèn bắt muỗi là đèn gì? Công dụng và nguyên lý hoạt động 

Đèn bắt muỗi là đèn gì, nó có hiệu quả không mà được nhiều người lựa chọn như một giải pháp diệt muỗi. Hãy cùng Vua Bắt Muỗi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Đèn bắt muỗi là đèn gì? Đèn bắt muỗi là một thiết bị được thiết kế để thu […]

đèn bắt muỗi có hại không
Đèn bắt muỗi có hại không?

Nhiều người vẫn băn khoăn liệu đèn bắt muỗi có hại không khi sử dụng? Hãy cùng Vua Bắt Muỗi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé. Đèn bắt muỗi là gì? Đèn bắt muỗi (hay còn được gọi là đèn diệt muỗi hoặc đèn hút muỗi) là một thiết bị […]

cách sử dụng đèn bắt muỗi
Cách sử dụng đèn bắt muỗi an toàn và hiệu quả 

Biết cách sử dụng đèn bắt muỗi hiệu quả sẽ giúp bảo vệ sức khỏe gia đình. Cùng Vua Bắt Muỗi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Cách sử dụng đèn bắt muỗi hiệu quả mà bạn nên tham khảo Trong số nhiều biện pháp kiểm soát muỗi, đèn bắt muỗi đã […]